Hình thức hợp đồng trọn gói có lẽ là một thuật ngữ quen thuộc với các bạn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên để có thể hiểu chi tiết và giải thích rõ thì nhiều bạn còn gặp khó khăn. Vì thế hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hình thức hợp đồng trọn gói và một số chú ý khi ký kết hợp đồng trọn gói.
Tìm hiểu về hình thức hợp đồng trọn gói
Khái niệm hình thức hợp đồng trọn gói
Hình thức hợp đồng trọn gói là một hình thức hợp đồng đấu thầu. Trong đó sẽ áp dụng cho các gói thầu cung cấp các dịch vụ tư vấn, mua sắm, xây dựng lắp đặt, hỗn hợp có quy mô nhỏ.
Các quy định của hình thức hợp đồng trọn gói
Các quy định về hình thức hợp đồng trọn gói đã được quy định rõ ràng tại Luật đấu thầu năm 2013.
Giá trị của hợp đồng trọn gói là không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện, thi công các hạng mục trong hợp đồng. Chúng ta có thể thanh toán hợp đồng trọn gói này qua nhiều lần hoặc thanh toán một lần khi hợp đồng đã hoàn thiện. Số tiền mà chủ thầu được nhận bằng số tiền ghi trong hợp đồng nếu có khoản phát sinh phải giải trình rõ ràng.
Khi hợp đồng có hiệu lực, giá gói thầu khi xem xét phải bao gồm các kinh phí dự trù nếu có rủi ro trong khi tiến hành hợp đồng, dự trù cho trượt giá.
Đây là loại hợp đồng cơ bản, người phê duyệt kế hoạch chọn chủ thầu phải đảm bảo đây là hợp đồng phù hợp. Với gói thầu cung cấp các dịch vụ tư vấn, mua sắm, xây dựng lắp đặt, hỗn hợp có quy mô nhỏ thì phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói này.
Với riêng gói thầu xây dựng lắp đặt thì khi bàn bạc, hoàn thiện hợp đồng, hai bên liên quan phải kiểm tra lại số lượng công việc đã được phê duyệt trên bản thiết kế. Nếu phát hiện các điểm sai sót thì bên mời thầu phải trình bày rõ ràng với chủ đầu tư kiểm tra lại và đưa ra giải pháp để công việc được tiến hành thuận lợi.
Còn đối với các dự án mua sắm, đơn vị mua hoặc đơn vị có nhu cầu mua phải kiểm soát và chịu trách nhiệm về số lượng. Nếu chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu thì đơn vị mua và đơn vị có nhu cầu mua đó phải chịu trách nhiệm về số liệu đó, phải tiến hành bồi thường nếu có sự sai lệch về số lượng và khối lượng công việc.
Nhưng thực tiễn, khi tiến hành hợp đồng sẽ có rất nhiều khúc mắc cần giải quyết nên các bên có liên quan cần chú ý một số điều sau.
Các chú ý với hình thức hợp đồng trọn gói
Khi nắm được một số chú ý sau sẽ giúp bạn tiến hành hợp đồng trọn gói được suôn sẻ hơn, tránh khỏi các rủi ro không đáng có.
Tham khảo các đơn vị thi công
Trước khi ký kết hợp đồng trọn gói bạn nên tham khảo các đơn vị thi công trong khu vực để có thể đưa ra một sự so sánh khách quan về mọi mặt như giá cả, chất lượng thi công, tiến độ thi công,…Đồng thời hãy thăm dò về cả nhận xét của các khách hàng trước rồi đưa ra quyết định chọn đơn vị thi công nào cho công trình của mình. Đương nhiên bạn nên chọn các đơn vị thi công có được nhiều lời khen, phản hồi tích cực từ khách hàng.
Khi ký kết hợp đồng cũng cần yêu cầu bổ sung thêm điều kiện là sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và có trách nhiệm bảo hành, đền bù nếu thi công công trình sai với hợp đồng đã ký kết.
Kiểm tra chất lượng công trình khi hoàn thiện
Trước khi thanh toán hợp đồng bạn nên kiểm tra kỹ xem có sơ suất hay có vấn đề gì xảy ra không để đảm bảo bạn nhận được công trình tốt nhất xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.
Thuê người giám sát công trình
Để đảm bảo cập nhật mọi thông tin liên quan đến công trình kịp thời như các vật liệu có đúng như bản thiết kế không, các hạng mục tiến hành có đạt chuẩn, yêu cầu hay không,…nếu bạn không có thời gian để tự kiểm tra thì có thể thuê người giám sát công trình. Người đó sẽ thay bạn quan sát xem công trình có được thi công đúng như hợp đồng hay không nếu có bạn sẽ nắm bắt được và có biện pháp kịp thời, giảm thiểu rủi ro cho công trình.
Cung cấp đầy đủ thông tin về công trình
Để có được công trình tốt nhất theo ý muốn của mình thì bạn hãy cung cấp đầy đủ thông tin của công trình và những điều mình mong muốn như phong cách thiết kế của công trình, hình dạng bạn thích,…cho đơn vị thi công nắm được từ đó có các biện pháp xử lý phù hợp. Tránh cung cấp thiếu thông tin từ đó gây ra các sự không hài lòng hay cãi vã không đáng có.
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về hình thức hợp đồng trọn gói và một số chú ý khi ký kết hợp đồng trọn gói. Mong các thông tin trên sẽ có ích cho bạn và chúc công trình sắp tới của bạn sẽ hoàn thành suôn sẻ thành công.