Pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

Do tình hình xã hội có nhiều thay đổi, pháp luật thường xuyên được cập nhật, đổi mới khiến tranh chấp đất đai thường xảy ra trong xã hội hiện đại. Vậy làm cách nào để giải quyết các tranh chấp này nhanh chóng, hợp tình hợp lý? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về giải quyết tranh chấp đất đai?

Tìm hiểu khái niệm tranh chấp đất đai

Dù là loại tranh chấp thường gặp nhưng trên thực tế, đa số mọi người đều khó mà đưa ra được khái niệm chính xác cho vấn đề tranh chấp đất đai. Vậy theo quy định, tranh chấp đất đai nên được hiểu như thế nào?

Pháp luật về lĩnh vực đất đai hiện nay đã có những quy định cụ thể về tranh chấp đất đai. Cụ thể, theo khoản 24 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp xảy ra trong quan hệ đất đai giữa các bên chủ thể là người có quyền sử dụng đất. Loại tranh chấp này bao gồm tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể. Ngoài ra, tranh chấp về xác định ranh giới giữa các thửa đất khác nhau cũng được xếp vào tranh chấp đất đai.

giải quyết tranh chấp đất đai

Cần có sự phân biệt rõ ràng, cụ thể giwuax tranh chấp đất đai với các tranh chấp liên quan đến đất đai. Bởi lẽ, thủ tục giải quyết đối với hai loại này là khác nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy, cần lưu ý một số tranh chấp dưới đây không được xem tranh chấp về đất đai:

  • Tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu nhà ở.
  • Tranh chấp xảy ra với quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
  • Quyền sử dụng đất nếu thuộc tài sản chung của vợ chồng thì nếu cơ tranh chấp xảy ra khi ly hôn cũng không được xem là tranh chấp đất đai.

Sở dĩ, việc hiểu đúng khái niệm tranh chấp đất đai cũng như xác định loại tranh chấp xảy ra có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Điều này xuất phát từ những lý do sau: Xác định loại tranh chấp đang xảy ra giúp xác định chính xác pháp luật điều chỉnh. Nếu tranh chấp của bạn được xác định là tranh chấp đất đai thì việc giải quyết sẽ tuân theo Luật Đất đai 2013. Trong trường hợp tranh chấp xảy ra là tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai thì luật được dùng là Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra, khi xác định được loại tranh chấp thì bạn cũng có thể nộp đơn tại đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nhờ đó, tiết kiệm thời gian và công sức tối đa.

Hồ sơ khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?

giải quyết tranh chấp đất đai

Hiện nay, quy định của pháp luật đất đai liên quan đến giải quyết tranh chấp cũng  được đánh giá là cực kỳ chi tiết, cụ thể. Theo đó, dù không bắt buộc nhưng cũng giống như các tranh chấp về dân sự khác, tranh chấp đất đai được Nhà nước khuyến khích tự hòa giải giữa các bên. Trong trường hợp không thể hòa giải được, thủ tục giải quyết lúc này được quy định theo hai trường hợp chính dưới đây:

Trường hợp đất tranh chấp có Sổ đỏ

Đối với trường hợp đất tranh chấp là đất có Sổ đỏ, pháp luật quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có đất. Theo đó, khi có nhu cầu khởi kiện, người dân cần chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ. Trong đó các giấy tờ bắt buộc bao gồm:

  • Đơn khởi kiện được soạn thảo theo đúng mẫu quy định.
  • Các loại giấy tờ có tính xác thực về quyền sử dụng đất. Giấy tờ này phải thuộc một trong những loại giấy tờ được liệt kê tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013.
  • Biên bản hòa giải phải được UBND xã xác nhận, đồng thời có chữ ký của các bên chủ thể.
  • Giấy tờ tùy thân của bên khởi kiện bao gồm sổ hộ khẩu và căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân
  • Một số giấy tờ cần thiết khác được quy định bởi Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trường hợp không có Sổ đỏ

Nếu đất có tranh chấp không có sổ đỏ thì cơ quan giải quyết có thể là UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh tùy đối tượng chủ thể. Nhìn chung, so với trường hợp trên, hồ sơ cần chuẩn bị lúc này có phần đơn giản hơn. Bao gồm:

  • Đơn yêu cầu của người khởi kiện.
  • Biên bản của UBND về việc hòa giải.
  • Bản trích lục liên quan đến thông tin đất tranh chấp và các loại giấy tờ chứng minh.
  • Báo cáo về ý kiến đề xuất việc giải quyết tranh chấp của người dân.

Nhìn chung, quy định về giải quyết tranh chấp đất đai luôn là thắc mắc chung của phần lớn người dân Việt Nam. Vì vậy chúng tôi hy vọng rằng thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về vấn đề này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *