Bán tạp hóa có giàu không và lưu ý khi mở cửa hàng bán tạp hóa

Các cửa hàng tạp hóa hiện nay mọc lên như nấm, phải chăng có lý do gì mà họ đua nhau ở tạp hóa như vậy. Họ thắc mắc rằng bán tạp hóa có giàu không mà sao người ta đổ xô vào buôn bán vậy và trước khi mở tạp hóa thì cần chuẩn bị những gì. Hôm nay chúng ta sẽ trả lời cho thắc mắc đó.

Bán tạp hóa có giàu không

Để có thể biết được bán tạp hóa có giàu không thì ta nên biết về các mặt hàng mà họ bán và có lợi nhuận như thế nào.

Thực phẩm chính là mặt hàng chính của cửa hàng bán tạp hóa và có doanh thu cao nhất, là nguồn thu chính của họ. Ở đây đa số là các mặt hàng bán lẻ, giá trị không lớn.

Đồ ăn vặt, đồ uống: bim bim, nước ngọt, bia, nước lọc, bánh kẹo,…là các mặt hàng bán chạy nhất mang lại lợi nhuận nhiều.

bán tạp hóa có giàu không

Tiếp đến đó là các thực phẩm khô như mì tôm, mì phở, miến, nấm khô,…Các mặt hàng này cũng không kém cạnh có mức doanh thu ổn trong một cửa hàng tạp hóa.

Ngoài ra các sản phẩm về mỹ phẩm như dầu gội đầu, bột giặt, nước lau sàn, nước rửa bát,…cũng là mặt hàng bán chạy.

Các thực phẩm ăn sẵn, đóng hộp như xúc xích, pate,…Các sản phẩm này chủ yếu đáp ứng cho các gia đình trẻ vì chúng rất thuận tiện trong bảo quản và chế biến.

Gia vị nấu ăn như muối bột canh, tương ớt,…hay gạo, ngô các mặt hàng lương thực thì bán ổn định nhưng lợi nhuận không cao.

Các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt cá nhân cũng sẽ tìm mua dễ dàng tại một cửa hàng tạp hóa như bàn chải đánh răng, dép,…

Các thẻ cào điện thoại đủ mệnh giá hay các mặt hàng văn phòng phẩm như tẩy, bút, giấy, mực,…cũng bày bán tại đây nhưng không chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu của cửa hàng tạp hóa.

Từ đó có thể trả lời cho câu hỏi bán tạp hóa có giàu không là không quá giàu nhưng đủ sống. Bán được càng nhiều sản phẩm thì có càng nhiều lợi nhuận thế nên  tùy theo vị trí của cửa hàng, số lượng mặt hàng bày bán trong cửa hàng và nhiều yếu tố khác quyết định đến doanh thu của cửa hàng tạp hóa.

Cần bao nhiêu tiền để mở một cửa hàng tạp hóa?

Để có thể mở một cửa hàng tạp hóa thì cần 5 loại kinh phí lớn đó là kinh phí thuê mặt bằng, mua nội thất, nhập hàng, thuê nhân viên bán hàng và kinh phí quản lý cửa hàng. Trong 5 loại kinh phí trên thì 3 loại đầu là không thể thiếu được.

Kinh phí thuê mặt bằng

Trước hết bạn phải xác định được quy mô cửa hàng mà bạn tìm mặt bằng cho phù hợp. Một số gia đình sẽ tận dụng diện tích của gia đình để mở cửa hàng thế nên tiết kiệm được khoản này. Còn nếu gia đình nằm trong ngõ ngách không thể bày bán được phải đi thuê thì ở thành phố nếu thuê một mặt bằng 50m2 trong một tháng sẽ phải trả khoảng 15 triệu – 20 triệu đồng còn nếu ở nông thôn thì chi phí này chỉ bằng một phần ba.

Đồng thời khi lựa chọn mặt bằng đó bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng rằng xung quanh đó có nhiều cửa hàng tạp hóa chưa. Nếu số lượng đó nhiều thì bạn hãy cân nhắc kỹ vì họ đã mở lâu và tạo dựng được thương hiệu cho cư dân trong khu vực thế nên bạn là cửa hàng mới cần có những ưu đãi nhiều hơn để cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng cũ.

Kinh phí trang bị nội thất

Nội thất trong cửa hàng tạp hóa khác với nội thất trong gia đình. Trong một cửa hàng thì chỉ cần các giá, tủ, kệ, tủ lạnh, camera giám sát,…

Tổng kinh phí để sắm cho một cửa hàng tạp hóa sẽ rơi vào khoảng từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng tùy theo quy mô của cửa hàng.

bán tạp hóa có giàu không

Kinh phí nhập hàng

Để có thể bán hàng thì tất yếu phải nhập hàng về để bán. Tốt nhất bạn nên khảo sát, thăm dò về các sản phẩm bán chạy, đáp ứng thiết yếu của cư dân hoặc các sản phẩm mới hiệu quả mà các cửa hàng trước chưa bày bán để cạnh tranh. Đồng thời bạn nên nhập đa dạng mặt hàng để khách hàng có thể tiện lợi mua.

Kinh phí này dao động từ 100 triệu – 200 triệu đồng và còn tùy thuộc vào quy mô, số lượng mặt hàng của cửa hàng nữa.

Còn kinh phí thuê nhân viên hay quản lý cửa hàng có thể tối giản được nhờ nhân lực gia đình. Vậy tổng kinh phí để có thể mở một cửa hàng tạp hóa ở nông thôn rơi vào tầm 400 triệu – 500 triệu đồng và đối với thành phố là khoảng 600 triệu – 700 triệu đồng. Đồng thời kinh phí sẽ phát sinh với các khoản để duy trì cửa hàng như tiền điện, tiền nước,…

Các lưu ý khi bán tạp hóa

Chọn mặt bằng

Mặt bằng, địa điểm buôn bán chính là yếu tố cạnh tranh đầu tiên của một cửa hàng tạp hóa. Nó có tính quyết định đến tình tồn tại và phát triển của cửa hàng. Không những thế chọn mặt bằng, địa điểm bán hàng cần phải chọn nơi có đông dân cư, tần suất đi lại cao.

bán tạp hóa có giàu không

Chọn nguồn nhập hàng

Sau địa điểm, mặt bằng thì vấn đề cần lưu ý thứ hai đó là chọn được nguồn hàng chất lượng tốt. Nếu bạn chọn phải nguồn hàng không uy tín, không rõ nguồn gốc thì cửa hàng của bạn sẽ gặp phải rủi ro rất lớn, rất có nguy cơ sẽ bị phá sản.

Hơn nữa, nếu chọn được nguồn hàng uy tín và xác định làm ăn lâu dài thì giá gốc nhập hàng cũng sẽ giảm và làm tiền đề cho sự cạnh tranh về giá với các cửa hàng khác.

Sau bài viết trên ắt hẳn bạn đã câu trả lời cho câu hỏi bán tạp hóa có giàu không và một số lưu ý về nó. Mong các thông tin trên sẽ có ích với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *