Năm 2019, đại dịch Covid-19 – Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona xuất hiện gây ảnh hưởng không hề nhỏ đối với không chỉ Trung Quốc mà vói cả toàn thế giới. Năm 2020, trải qua một năm đại dịch Covid-19 bùng phát, tuy số lượng người và quốc gia xuất hiện Covid-19 gia tăng nhưng các nước cũng đã dần có những biện pháp, chính sách đối phó với đại dịch. Hãy cùng chúng tôi nhìn nhận về Tình hình kinh tế xã hội năm 2020 vừa qua đã có những bước biến chuyển như thế nào và xu hướng phát triển của năm 2021 nhé!
Tình hình kinh tế
Do đại dịch Covid-19, nền kinh tế của toàn thế giới đều đã phải đối mặt với những thách thức to lớn và gặp sự suy thoái nghiêm trọng. Đến năm 2020, tình hình kinh tế vẫn bị ảnh hưởng nhiều nhưng đã có những dấu hiệu khả quan hơn
Tình hình kinh tế trên thế giới
Năm 2020, các quốc gia có nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản đối mặt với nhiều khó khăn trong nửa đầu năm 2020 do mọi hoạt động kinh tế, công nghiệp, giao thông, dịch vụ,… đình trệ. Người lao động thất nghiệp nhiều do dịch bệnh dẫn đến công việc giảm bót, nguồn nhân lực cũng giảm bớt, ước tính hơn 3 tỷ người lao động đã bị ảnh hưởng. Theo số liệu thống kê, mức độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới năm 2020 giảm từ 5 – 7% so với số liệu về mức độ tăng trưởng trung bình các năm trước. Đầu năm 2020 cũng ghi nhận nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan,… Trong đó các nước Châu Âu, Châu Mỹ ghi nhận đây là thời điểm kinh tế và thương mại ở mức tồi tệ nhất.
Nửa cuối năm 2020 là lúc nền kinh tế thế giới xuất hiện những điểm sáng, cho thấy dấu hiệu của sự phục hồi. Theo Ngân Hàng Thế giới, Quý III năm 2020, chỉ số PMI (Purchasing Manager Index – chỉ số nhà quản trị mua hàng) tăng từ 52,5 (tháng 9) lên 53,3 (tháng 10). Tại Mỹ cũng ghi nhận sự phục hồi mạnh mà theo Bộ Thương mại Mỹ đánh giá là “cao nhất kể từ năm 1947 đến nay”. Tại Châu Âu, mực độ tăng trưởng quý III đã tăng so với quý II, cho thấy sự hồi phục trong nền kinh tế. Thị trường lao động cũng dần ổn định khi mà số người thất nghiệp hạn chế gia tăng, Các nước Châu Á cũng cho thấy tín hiệu khả quan, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Kinh tế Nhật Bản đã phục hồi và dần thoát khỏi các tác động mà đại dịch Covid-19 gây ra. Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng khoảng 2,1% so với năm 2019.
Tình hình kinh tế Việt Nam
Theo Báo cáo thống kế, GDP năm 2020 của nước ta tăng 2,91% so với năn 2019, tuy thấp nhưng đặt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay thì đó quả thực là một con số đáng mừng. Điều này cho thấy sự nỗ lực, cố gắng, phấn đấu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch và hạn chế về hoạt động kinh tế. Đồng thời, năm 2020, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Eu chính thức có hiệu lực, điều này là một trong những nguyên nhân giúp nền kinh tế Việt Nam vực dậy và phát triển hơn. Về các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch vẫn là mảng bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh.
Tình hình xã hội
Bối cảnh thế giới
Đại dịch Covid-19 khiến cho cả thế giới lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng, điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội của người dân các quốc gia trên thế giới. Việc buộc phải đóng cửa quốc gia để khắc phục, kiếm chế dịch bệnh khiến cho sự giao lưu, hợp tác toàn cầu bị rối loạn, mất nhiều thời gian để có thể khắc phục và tiếp tục. Việc nhà nước phải chi một khoản tiền khổng lồ cho công tác y tế khiến nhiều nước lâm vào tình trạng nợ công. Covid-19 cũng khiến số lượng người thất nghiệp gia tăng một cách chóng mặt, khó kiểm soát, điều này dẫn đến đói nghèo, xuất hiện các tệ nạn xã hội trong quần chúng nhân dân. Không những thế, Covid-19 còn cho thấy những lỗ hổng trong công tác y tế, chính sách điều chỉnh của nhiều nước, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề về chính trị xã hội trên toàn cầu
Bối cảnh của Việt Nam
Tại Việt Nam, năm 2020 là một năm vô cùng khó khăn khi vừa phải chống chọi với đại dịch Covid-19, vừa phải chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai, bão lũ gây ra ở miền Trung. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước khắc phục, kiểm soát dịch bệnh rất tốt trong cả khu vực và trên thế giới. Có thể nói, Covid-19 là chất xúc tác nhằm thúc đẩy nền kinh tế số và các lĩnh vực liên quan đến phòng chống bệnh dịch. Công tác giáo dục và đào tạo cũng bị ảnh hưởng do dịch bệnh đặc biệt là công tác tuyển sinh, nhưng nhờ có chính sách phù hợp, sự phối kết hợp giữa cơ quan chức năng và người dân mà hoạt động tuyển sinh diễn ra hàng năm vẫn được tiến hành, đảm bảo quyền lợi và sức khoẻ cho các thí sinh. Do ảnh hưởng của thiên tai, nhiều khu vực đã phải chịu thiệt hại nặng nề, Nhà nước ta cũng đã có những gói cứu trợ, đồng thời các nhà hảo tâm cũng ra sức giúp đỡ để người dân khu vực chịu thiên tai nhanh chóng khắc phục được thiệt hai sau bão lũ.
Nhận xét chung
Có thể nói, những biến động của Việt Nam năm 2020 đã tạo nên dấu ấn vang dội trong khu vực lẫn thế giới. Những kết quả này đã cho thấy Tình hình kinh tế xã hội năm 2020 của Việt Nam đã có những khởi sắc khi vừa thành công hống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội. Đây là điểm tựa để Việt Nam hướng tới hoàn thiện tốt những kế hoạch của mình trong năm 2021.