Từ xa xưa người ta đã sử dụng ngải cứu như bài thuốc dân gian và được lưu giữ cho đến ngày nay. Có rất nhiều câu hỏi đặc ra là cây ngải cứu có tác dụng gì? Được sử dụng như thế nào ? Và bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ cũng như nắm bắt được công dụng của ngải cứu.
Cây ngải cứu là gì ?
Ngải cứu hay còn có tên gọi khác là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải,…là loại cây có nguồn gốc từ Châu Âu. Với đặc tính dễ thích nghi nên có thế tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới .
Cây ngải cứu là loại cây sống lâu năm, thân có lông có màu xanh hoặc màu trắng bạc. Lá so le với nhau mặt trên có màu xanh sẫm, mặc dưới có máu trắng xám và có lông. Khi vò lá lại sẽ có mùi thơm đặc biệt. Loại cây này được người ta sử dụng để chiết xuất ra rượu ngải cứu còn gọi là Absinthe nó khá nổi tiếng vào thế kỉ 19.
Cây ngải cứu là một chất gây ra ảo giác vì thế vào những năm 1912 đã bị cấm tại Hoa Kỳ nhưng đến năm 2007 loài cây này đã được hợp pháp và cho sử dụng.
Thành phần và dược tính
Bạn thấy ngải cứu mọc dại khắp vườn nhưng không biết cây ngải cứu có tác dụng gì và thành phần chứa trong cây ngải cứu. Lá ngải cứu chứa tinh dầu( monoterpen và sesquiterpen) và chất kháng khuẩn giúp giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó còn giúp giảm cơn đau thần kinh do chứa các hoạt chất cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin,…herniarin và umbelliferon trong lá có tác dụng kháng khuẩn, cầm máu, giải độc gan. Với lượng lớn l-Quebrachitol, l-Inositol, Atemose, Thujone, Sitosterol, Cineol và Dehydromatricaria ester. Trong dân gian và y học cổ truyền người ta thường dùng để: Giảm đau nhức, cầm máu, chảy máu cam, rong kinh, tiểu tiện ra máu, thổ huyết, điều hòa khí huyết, lưu thông máu lên não, trị mụn, mẩn ngứa, sát khuẩn…
Cây ngải cứu có tác dụng gì?
Ngoài công dụng làm rượu thì ngải cứu còn được sử dụng trong đông y với nhiều cách dùng khác nhau như sao khô, dùng lá tươi giã nát vắt lấy nước uống hoặc bôi trực tiếp,… Sau đây là một số công dụng đặc biệt cũng như cách dùng cây ngải cứu đúng cách.
- Công dụng giảm đau (đau lưng, đau vai, nhức mỏi chân tay,..): Dùng lá ngải cứu rửa sạch sau đó giã nát và trộn với giấm đã hâm nóng bôi trực tiếp lên chỗ đau có tác dụng giãn cơ giảm đau. Sử dụng liên tục trong vòng 3-4 tháng để đạt kết quả tốt nhất.
- Công dụng trị ghẻ lở, mẩn ngứa: Dùng lá ngải cứu vò nhuyễn sau đó vắt lấy nước và hòa với nước tắm sử dụng liên tục trong 3-5 ngày bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt.
- Trị mụn như thần dược: Dùng lá ngải cứu giã nát rồi đắp lên mặt như đắp mặt nạ tầm 15-20p rửa sạch bằng nước làm liên tục như vậy không những hết mụn mà còn giúp da bạn trở nên trắng hồng.
- Trị bệnh cảm cúm: Sử dụng 300g lá ngải cứu 100g lá bưởi hoặc lá chanh đun sôi trong vòng 20 phút sau đó nhắc xuống và xông tầm khoảng 15 phút là được.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Đối với người chán ăn nó được dùng như một loại thuốc kích thích dạ dày giảm đầy hơi, chướng bụng, nhuận tràng, giúp co bóp dạ dày tốt cho đại tiện. Bạn có thể dùng nó ở dạng tươi hoặc đã được chế biến dưới dạng siro.
- Sử dụng như loại rau hằng ngày: Có thể dùng xào chung với trứng như một món ăn bình thường, món này rất tốt cho cơ thể .Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về sức khỏe hay cơ địa nhạy cảm thì không nên sử dụng. Nên tìm hiểu kĩ hoặc nhờ các bác sĩ đông y tư vấn.
- Điều hòa kinh nguyệt: Đau bụng kinh là ám ảnh đối với chị em phụ nữ vì thế để giảm tình trạng này bạn có thể dùng ngải cứu chế biến thành các món ăn dùng trước kỳ kinh vài ngày. Ngoài ra, bạn có thể sắt lấy nước uống giúp ôn kinh, cầm máu, ổn định kinh nguyệt máu kinh đỏ và ít hơn.
- Lợi ích đối với mẹ bầu (không áp dụng cho 3 tháng đầu thai kỳ): đối với những mẹ bầu có dấu hiệu dọa sảy thai thì đây là một bài thuốc tốt dùng 16gr ngải cứu và 16gr tía tô sắc lấy nước ngày uống 3-4 lần. Đối với phụ nữ sau sinh uống nước ngải cứu sẽ giúp thải hết các dịch còn sót lại một cách nhanh chóng, khí huyết lưu thông giảm tình trạng tắc sữa.
Bài viết “cây ngải cứu có tác dụng gì?” nêu lên công dụng đặc biệt của cây ngải cứu cũng như hướng dẫn cách dùng để bạn có cái nhìn đúng hơn về loại cây này. Nó là một bài thuốc quý được ông bà xưa truyền lại nhưng bên cạnh đó cũng có không ít tác dụng phụ. Do đó, bạn cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.